Tôi đến với Son La khi mùa đào đang nở rộ những quả đào non xanh, nhỏ xinh, tinh nghịch ẩn mình trong những tán lá đào xanh. Sơn La trong kí ức của tôi là xoài, là mắt cọp (k bit có đúng k, thấy mọi người chỉ cho mình gọi như vậy, quả jong y như quả lê nhưng nhỏ hơn), là núi rừng và những con đường dốc quanh co, là những thảm ngô xanh ngát, là những người phụ nữ dân tộc thiểu số với bộ váy áo đầy màu sắc trong phiên chợ, là dòng sông Đà hùng vĩ, là những dấu ấn lịch sử trong bảo tàng và nhà tù Sơn La…
Chào bạn, bạn đã từng sống, đi du lịch tại Sơn La, bạn có bài viết muốn chia sẻ với Blog vui lòng gửi email: nhatlong13@gmail.comI. Thăm di tích nhà tù Sơn La,
HNL rất mong có nhiều đóng góp về tư liệu hình ảnh và những bài viết để Blog phong phú hơn, có thể chia sẻ với nhiều người hơn.
Chân thành cảm ơn !
“trường học để tôi luyện ý chí người cộng sản thời ấy”
1B. Thuy tàng
"Nhà tù Sơn La được xây dựng năm 1908, trên đồi Khau Cả thị xã Sơn La, ban đầu chỉ là một nhà tù nhỏ, sau nâng dần lên nhà tù hàng tỉnh với số lượng tù nhân tăng dần. Những năm 30 của Thế kỷ 20, Thực dân Pháp đã mở rộng nhà tù Sơn La biến nơi đây thành một địa ngục trần gian để giam cầm, đầy ải và thủ tiêu ý chí đấu tranh của những người Cộng sản Việt Nam. Nhưng cũng chính nơi tù đầy tăm tối này, hơn bao giờ hết khí tiết của người chiến sĩ cộng sản đã toả sáng và thắp lên ngọn lửa đấu tranh cách mạng khắp núi rừng Tây Bắc, nơi đây đã trở thành một trường học cách mạng vĩ đại rèn luyện và bổ xung cho Đảng, cho Cách mạng Việt Nam Nhà tù này là nơi giam giữ những người cộng sản mà sau này đã trở thành các nhà lãnh đạo cách mạng Việt Nam như: Lê Đức Thọ, Nguyễn Văn Trân Lê Duẩn, Trường Chinh, Văn Tiến Dũng, Song Hào, Xuân Thuỷ, Trần Huy Liệu, Nguyễn Cơ Thạch, Mai Chí Thọ, Trần Quốc Hoàn, Hoàng Tùng, Hoàng Thế Thiện, Tô Hiệu..."
Ngọn đồi Khau Cả ở giữa thị xã Sơn La yên bình, với rừng núi tĩnh lặng chính là nơi cất giữ những bí mật về những con người đã làm nên lịch sử. Vượt qua những con dốc quanh co, tít tắp là phong cảnh rừng núi với những tán cây cổ thụ khiến cho mình cảm thấy như đi vào 1 nơi xa lắm tách khỏi cái ồn ào, hối hả thường ngày ở Hà Nội. Từ ngọn đồi này có thể nhìn bao quát hết thị xã Sơn La, với màu xanh của núi rừng, điểm xuyết những chấm đỏ của màu ngói mới. Mặc dù nhà tù nay đã bị phá bỏ nhưng những gì còn lại cũng đủ để người xem hình dung được cuộc sống tù đầy tàn khốc đã diễn ra nơi này.
2A. Đến thăm nhà tù và bảo tàng Sơn La
2B. Đến thăm nhà tù và bảo tàng Sơn La
Thoạt đầu, Nhà tù Sơn La có diện tích 500m2, xây dựng bịt bùng bằng gạch và đá khá kiên cố, mái lợp tôn. Mùa hè, mỗi phòng giam là một cái lò nung bởi gió Lào tràn về; còn mùa đông, lại biến thành một ngăn tủ lạnh vì khí hậu giá rét nơi miền biên ải. Để có chỗ giam giữ những “tù nhân nguy hiểm”, thực dân Pháp mở rộng diện tích Nhà tù Sơn La gấp ba lần. Ngoài 5 nhà giam chính với 4 tháp canh, bọn chúng còn bí mật xây dựng hệ thống xà lim ngầm nằm sâu trong lòng đất gồm 5 phòng giam cá nhân và 2 phòng giam tập thể.
5A. Quang cảnh nhìn bao quát nhà tù từ 1 trong số 4 tháp canh
Thăm di tích nhà tù Sơn La mình đã được thấy những dấu tích của các xà lim ngầm, xà lim chéo, trại hai gian, trại ba gian cùng những phòng giam đặc biệt chỉ rộng hơn 1m2 (nay chỉ còn lại nền móng và những viên gạch loang lỗ) nơi từng giam hãm các lãnh tụ cách mạng của đất nước ngày xưa. Chắc hẳn những ai đã từng đến đây cũng đều hình dung ra và cảm nhận được cuộc sống khổ cực của tù nhân và thêm khâm phục ý chí kiên cường của họ trong cuộc đấu tranh chống kẻ thù dân tộc.
5B. Hệ thống xa lim ngam,đc bí mật xây dựng nằm sâu trong lòng đất gồm 5 phòng giam cá nhân và 2 phòng giam tập thể.
Trở ra từ buồng giam dưới lòng đất - nơi duy nhất còn lưu giữ dc các phòng giam tù nhân của nhà tù - là một bãi gạch đá tan hoang.
3A. Quang cảnh nhà tù Sơn La, đã bi phá hủy theo thời gian. Những khuông đất nhỏ, tù túng, đc xây kiên cố kia chính là nơi giam giữ các chiến sĩ CM
3b
"Nhà tù Côn Đảo với hàng trăm chuồng cọp và dãy nhà giam được mệnh danh là “địa ngục trần gian” có một không hai ở nước Nam. Tuy nhiên, nhà tù Sơn La cũng từng là nỗi ám ảnh kinh hoàng với nhiều chiến sỹ Cộng sản, bởi sự tra tấn của muỗi độc và vi trùng sốt rét… Sơn La dc nhắc đến như 1 xứ "rừng thiêng nước độc". Hồi đó, không riêng gì người tù mà cả những người dân nơi đây thường mắc các căn bệnh như phù thũng, kiết lỵ, thương hàn, sốt rét. Thực dân Pháp lợi dụng sự khắc nghiệt về thời tiết, dịch bệnh làm vũ khí để giết dần, giết mòn tù nhân.
Sơn La dc nhắc đến như 1 xứ "rừng thiêng nước độc". Hồi đó, không riêng gì người tù mà cả những người dân nơi đây thường mắc các căn bệnh như phù thũng, kiết lỵ, thương hàn, sốt rét. Thực dân Pháp lợi dụng sự khắc nghiệt về thời tiết, dịch bệnh làm vũ khí để giết dần, giết mòn tù nhân. Tại một lá thư mật gửi Thống sứ Bắc Kỳ vào đầu năm 1932, Xanh-Pu-Lốp, công sứ Tỉnh Sơn La viết: "Xin Ngài cứ tiếp tục gửi chính trị phạm lên Sơn La. Bọn này nếu ở Hoả Lò là những hạng hung hăng khó trị, rồi đây lên tới Sơn La, chỉ trong vòng 6 tháng thôi, vi trùng sốt rét sẽ làm cho chúng trở nên suy nhược..."
Thực sự là thế, lúc bấy giờ nhà tù Sơn La được người ta ví như "chiếc quan tài nắp mở, chỉ chờ tù nhân tắt thở là đem chôn". Tại đây, bọn cai ngục còn dùng nhiều thủ đoạn xảo quyệt để lừa bịp người dân. Chúng treo thưởng cho những ai bắt được tù nhân cộng sản và nếu lấy được một cái đầu cộng sản sẽ được thưởng 20 đồng bạc trắng hoặc 5 tạ muối.
Với phương thức ấy từ năm 1930 -1945, thực dân Pháp đã đày lên nhà tù Sơn La 14 đoàn tù chính trị gồm hơn 1.000 tù nhân. Cũng trong khoảng thời gian ấy, hàng trăm tù chính trị đã hy sinh trước hành động tội ác dã man của bọn cai ngục
Thế nhưng những hành vi tội ác của kẻ thù không dập tắt được ý chí của những nguoi yêu nước.
II. Thăm di tích bảo tàng Sơn La,
“trường học để tôi luyện ý chí người cộng sản thời ấy”.
Thăm nơi mà Tô Hiệu từng bị giam giữ, lại nhớ đến bài thơ “cây đào Tô Hiệu” xưa, lại càng khâm phục trước một lãnh tụ tù kiên cường và bất khuất của cách mạng Việt Nam, càng thêm xúc động đứng trước cây đào bên tường đá nhà ngục. Trái ngược với những gì khô cằn nơi đây là cây đào vẫn luôn xanh tươi, vươn mình trong nắng giữa khung cảnh tù đầy, tan hoang, đổ nát. Cây đào mang tên người chiến sĩ cách mạng Tô Hiệu như một biểu tượng sức sống bất diệt, chính nghĩa bất diệt, tượng trưng cho ý chí quật cường và lòng dũng cảm của các chiến sĩ tù cộng sản Sơn La.
4A. Nơi giam giữ đồng chí Tô Hiệu. 1khuong đất hình tam giác chỉ vài mét vuông
4B.Cây đào Tô Hiệu
4B.
Rớt xuống trang thơ tôi
Cánh hoa đào phớt đỏ
Chiều Sơn La lặng gió
Tôi nghe hoa thì thầm
Tôi nghe nụ nẩy mầm
Từ kẽ tường nhà ngục
Trăng trở và khó nhọc
Trong cái lạnh mùa đông
Cái hạt non anh trồng
Nở mùa đào cộng sản
Nụ hoa chúm chím hồng
Khoảng trời bừng nắng rạng
Trái tim người cách mạng
Sẽ không héo bao giờ
Gieo ý nhạc vần thơ
Cho mai sau hát mãi
Trang thơ tôi động lại
Giữa nhà tù Sơn La
Tô Hiệu ơi có phải
Anh về cùng mùa hoa.
(Tố Hữu)
6. Cây đào bên tuờng đá nhà ngục. Trái ngược với những gì khô cằn nơi đây, cây đào vẫn luôn xanh tươi. Cây đào mang tên người chiến sĩ cách mạng Tô Hiệu như một biểu tượng sức sống bất diệt
7. Thủy tàng chup ben cay dao To hieu
"Bảo tàng SL là nơi cất giữ hàng trăm hiện vật, những công cụ tra tấn- những chứng tích sống về tội ác dã man của kẻ thù, những còng tay, xích sắt còng tù nhân, bàn kẹp sắc nhọn, những chiếc bát sứt mẻ dùng cho tù nhân ăn uống hàng ngày… Có cả những bức tượng mô tả các tù nhân bị thực dân Pháp giam cầm, hành hạ nhưng những người cộng sản trung kiên ấy vẫn kiên cường vượt qua mọi sự tra tấn dã man trung thành với Tổ quốc với nhân dân."
8. Tham bao tang SL
9. Tham bao tang SL
0 nhận xét:
Đăng nhận xét