29 tháng 1, 2010

Qua miền Tây Bắc ..của tác giả Uman trên vnphoto.net


( ảnh trung tâm thành phố Sơn La)
Nhân dịp nghỉ lễ 30/4-1/5, đoàn cựu chiến binh cơ quan em có chuyến đi qua vùng đất ước ao được đặt chân tới. Không có lý do nào đáng kể để có thể từ bỏ sự cám dỗ to lớn đó, và nhà em quyết tâm lên đường, dù có cảm thấy lẻ loi đôi chút vì tính chất cuộc đi là tham quan, thăm lại chiến trường xưa và các nơi có di tích lịch sử, chứ không phải chuyến đi để chộp ảnh như mọi lần cùng đi với hội nhà.

Chào bạn, bạn đã từng sống, đi du lịch tại Sơn La, bạn có bài viết muốn chia sẻ với Blog vui lòng gửi email:  nhatlong13@gmail.com
HNL rất mong có nhiều đóng góp về tư liệu hình ảnh và những bài viết để Blog phong phú hơn, có thể chia sẻ với nhiều người hơn.
Chân thành cảm ơn !

Chuyến đi kéo dài 4 ngày, qua các tỉnh thành Hà Nội - Hà Tây - Hòa Bình - Sơn La - Điện Biên - Lai Châu - Lào Cai - Hà Giang - Tuyên quang - Vĩnh Phúc, với chặng đường chắc phải tới 1200 km có lẻ, nhưng phần lớn là các ảnh chụp qua cửa kính xe đầy bụi đường. Chỉ có tại Sơn La, Điện Biên và Sa Pa em mới có nhiều cơ hội bắn dưới mặt đất hơn. Tùy theo thời gian rảnh rỗi, em sẽ nhẩn nha hầu chuyện các cụ bằng các bức ảnh góp nhặt trong chuyến đi.
Sau 300 km từ HN đến Sơn La, chúng em "vào nhà tù" luôn. Đây là toàn cảnh di tích nhà tù Sơn La từ thời thực dân Pháp. Qua 2 cuộc chiến tranh, hầu như nhà tù đã bị san phẳng, chỉ còn lại ít chứng tích và đống đổ nát đã được thu dọn bớt.
Toàn cảnh di tích nhà tù Sơn La. Ảnh này được chụp bằng Pentax fisheye 10-17, với sự trợ giúp kỹ thuật của lão tanbinh để đút vừa cái D300.



Lão Downcome đi đâu cũng rình chụp bức tường cũ. Nhà em, ý quên, nhà tù, cũng có bức tường cũ. Hơn thế, còn có bàn thờ chiến sĩ cách mạng tên là Lý bị thực dân Pháp chặt đầu bêu ở đấy. Nghe nói, xưa kia Sơn La là nơi rừng thiêng, nước độc, dân chúng nghèo khổ và dân trí cực thấp. Hế có ai vượt ngục thì đường về xuôi rất khó, dân sẵn sàng bắt giao lại cho bon Pháp để lấy ống bơ muối ăn mà bọn chúng treo thưởng.



Và các kiểu cửa nữa



Trong phòng giam chật chội, hàng chục người chung nhau cái có hai chỗ này - không được dọn dẹp thường xuyên đâu nhé. Ngay gần đó là chiếc cùm để cùm tù nhân. Không biết có phải là đã phục chế không, mà thanh sắt trông còn bóng, như thể hàng ngày đều có người sờ đến hay lau chùi.



Chỗ này là hành lang các xà lim cấm cố



có bề rộng khoảng 80 cm, dài 2 m và cao có lẽ 3 ,5 m.



Nhiều người muốn chụp ảnh tại cây đào Tô Hiệu. Nghe nói cây do ông Tô Hiệu trồng đã chết vì bị sâu rồi, cái cây bây giờ lấy từ cây ấy ra bây giờ cũng đã rỗng ruột, và bên cạnh lại có một vài nhánh của nó đang lên.



Đây là em gái hướng dẫn viên. Qua em, được biết y phục của người Thái trắng có cổ xẻ sâu xuống, còn của người Thái đen lại là cổ cao.



Màn ấn tượng tiếp theo là buổi giao lưu với các em gái ở Sơn La.

Buổi tối. Mở đầu màn giao lưu là tiết mục múa của các cô gái. Sau này hỏi ra thì có ba cô gái Thái, ba cô còn lại là người Kinh. Nhưng cũng khó nhận ra em nào là người dân tộc nào vì cùng một nét tươi trẻ như nhau. Còn em, em ưa nói chuyện với em gái tên Xoan này. Tiếc là mình thuộc diện thanh lý rồi nhỉ.


Kết thúc tiết mục múa quạt. Em bắt đầu xem hơi muộn, nên các màn đẹp không được xem. Cũng may mà có được quả đèn của giáo chủ thải ra, nên có thể chụp nhanh được, tuy hình hơi bị bẹt..



Vũ nữ nhí, nhưng cưc kỳ điêu luyện




Nguồn

Các bạn đã đi và ở Sơn La, có bài viết muốn chia sẻ với Blog vui lòng gửi email:  nhatlong13@gmail.com
Rất mong có nhiều đóng góp về tư liệu hình ảnh và những bài viết để Blog phong phú hơn, có thể chia sẻ với nhiều người hơn.
Chân thành cảm ơn !


Ads Here: pm nhathuy13

0 nhận xét:

Đăng nhận xét

Test script

Cái gì cũng được

Đăng Ký

 

Thổ Dân Tây Bắc's Blog. Copyright 2009 All Rights Reserved | Thodantaybac's blog by HNL | website đc sự giúp đỡ của Mr.Huy